Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Nghe tai nghe (Headphone) nhiều bị đau tai hoặc điếc? phòng tránh!

 Đeo tai nghe (tai phone, headphone) nhe nhạc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây suy giảm thính lực, thậm chí bị điếc

Sức nghe của tai sẽ giảm nếu mọi người tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85– 90db liên tục trên hai giờ/ngày và kéo dài một đến hai năm. Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh.
Một tai nghe thông thường có thể nâng tần số âm thanh ở 9 đê-xi-ben, mức âm lượng này khá lớn & đủ giúp các tín đồ âm nhạc có thể cảm nhận được âm thanh trung thực. Tuy nhiên đa phần những mẫu tai nghe nhỏ gọn này lại không che kín tai hoàn toàn do đó người thưởng thức âm nhạc tiếp tục bị tác động từ các âm thanh bên ngoài. Khi đó, hiển nhiên là người nghe sẽ phải tăng mức âm lượng cao hơn & đây chính là điều không tốt mà rất ít người có thể nhận thức được.
Nhiều người thường xuyên nghe nhạc to không nhận ra rằng việc suy giảm thính giác sẽ mất 10 năm để bộc lộ ra.
Phòng tránh
cách phòng ngừa:
 - Tránh để âm lượng quá lớn, giữ sao để cường độ âm thanh không vượt qua 60% tính theo mức cao nhất. Khi làm được mức này bạn hoàn toàn nghe nhạc thoải mái mà không sợ tác động xấu gì đến tai.
- Chọn các loại tai nghe vừa với lỗ tai để không cần nâng volume do nhiễu của tiếng động từ ngoài. Hoặc không thì hãy nhớ rằng: nếu vặn volume càng to thì thời gian nghe càng nên được rút ngắn.
 - Hãy đeo những loại tai nghe ôm cả tai. Dạng headphone như vậy sẽ tránh không cho tạp âm bên ngoài khiến vào sự “trung thực” của âm nhạc, dù vậy mẫu tai nghe này lại có giá khá cao & cũng lớn do đó không dành được nhiều sự ưu ái những người sử dụng.
Mức âm thanh - Nguồn phát âm và khoảng cách tương đương để tùy chọn âm lượng cho tai nghe của mình:

180 dBA: Động cơ tên lửa khoảng cách 30m
150 dBA: Động cơ phản lực ở khoảng cách 30m
130 dBA: Ngưỡng đau tai khi bạn nghe âm thanh mức độ này
120 dBA: Máy bay cất cánh ở khoảng cách 100m, trong buổi biểu diễn Rock
110 dBA: Động cơ moto GP tăng tốc ở khoảng cách 5m
100 dBA: Động cơ thiết giáp ở khoảng cách 1m, hoặc giữa sàn nhẩy disco..
90 dBA: Động cơ của xe tải hạng nặng ở khoảng cách 1m
80 dBA: Âm thanh của máy bơm hay máy hút bụi ở khoảng cách 1m
70 dBA: Như âm thanh khi vụ tắc đường ở khoảng cách 5m
60 dBA: Giữa văn phòng làm việc hoặc tiệm ăn
50 dBA: Quán ăn thưa khách
40 dBA: Sự yên lặng khu dân cư vào ban đêm
30 dBA: Như sự im lặng trong nhà hát khi không có người nói
20 bBA: Tiếng xào xạc của lá cây lá 
10 dBA: Hơi thở bình thường của một người ở khoảng cách 3m
0 dBA: Mức không thể nghe thấy gì
Nguyên nhân gây hại
- Sử dụng tai nghe loại In-Ear headphones (nhét trong tai) có kích cỡ không phù hợp với tai.
- Với các loại tai nghe On-ear Headphones (úp vào tai) nhưng nghe với mức âm thanh quá lớn trong thời gian dài.Thính giác của bạn sẽ bị hỏng nếu thường xuyên nghe nhạc mạnh hơn 90 phút mỗi ngày bằng tai nghe từ máy chơi nhạc kỹ thuật số. 
Nghiên cứu trên 100 sinh viên đã phát hiện, những ai nghe nhạc với 80% dung lượng âm thanh, tại điểm mà âm thanh được cho là to, thì không nên vượt quá 90 phút mỗi ngày.

"Nếu một người vượt quá thời hạn đó trong một ngày và không sử dụng headphone trong những ngày tiếp theo thì họ sẽ không bị nguy cơ cao. Chỉ những người nghe quá 80% âm lượng trong 90 phút ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác thì mới bị ảnh hưởng", tác giả nghiên cứu Brian Fligor nói.

Nghiên cứu cũng phát hiện, những ai nghe nhạc ở 10-50% âm lượng trong một thời gian kéo dài cũng sẽ không gặp vấn đề. Tuy nhiên, nếu ai đó nghe ở âm lượng tối đa trong hơn 5 phút thì sẽ đối mặt với nguy cơ bị điếc. Kết quả này đúng với cả người lớn và trẻ con.

 Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.
 “Quá trình giảm thính lực diễn tiến âm thầm, khi bệnh nhân phát hiện tai mình nghe không rõ thì đã muộn
Tại sao sử dụng tai nghe nhiều lại ảnh hưởng đến thính lực?
 Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu. nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.
Gần đây, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn. Khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác”
Đa số phát hiện thì đã muộn
 Nhiều bạn trẻ sau khi nghe nhạc xong, vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn do sử dụng máy nghe nhạc trực tiếp bằng tai nghe với âm thanh lớn quá mức cho phép, nhưng họ không đến bệnh viện khám hay thăm khám quá muộn, khi mà thương tổn đã trở thành vĩnh viễn.
 “Các triệu chứng có thể hồi phục trong vài giờ nhưng những bệnh cảnh “mệt thính giác” này phải được xem là một báo động. Nhiều bạn trẻ đeo tai nghe để nghe nhạc liên tục có cảm giác như lỗ tai bị bít lại, ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó có thể là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính, đe doạ chức năng thính giác”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét